Bánh Chưng Tết – Tôn vinh nét đẹp tết cổ truyền Việt Nam.

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở.Bạn đã hiểu được ý nghĩa loại bánh này ?

1.Sự tích Bánh Chưng.
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời Vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước.
Bánh Chưng
2.Quan Niệm Ý Nghĩa Bánh Chưng.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây,hình vuông được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực Châu Á.
Bánh Chưng
Bánh giầy bánh chưng tượng trưng cho muôn vẻ đất trời xứ xở nơi ta sinh sống.Thật Ý Nghĩa !

3.Nguyên Liệu Làm Bánh Chưng.
Bánh chưng có ý nghĩa vô cùng đặc biệt thế nên nguyên liệu sử dụng để tao ra nó phải phải là những gì tinh túy nhất kết hợp với nhau tạo ra chiếc bánh với hương vị vô cùng hấp dẫn với vẻ ngoài mang đầy tính tượng trưng.
Bánh Chưng
-Lá Dong :Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, lá chuối hay thậm chí cả lá bàng .
-Lạt Buộc:bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
-Gạo Nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương để cùi bánh được ngon và dẻo.
-Thịt : Loại thịt được chọn là thịt ba chỉ.Thịt ba chỉ (ba rọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.
-Đỗ xanh :Đỗ thường được lựa chọn công phu.Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.
—Ngoài ra còn có các gia vị không thể thiếu như hạt tiêu,muối thảo quả hoặc một số chất tạo màu tự nhiên như nước là dứa là chuối vv
3.Cách Gói Bánh Chưng.
Để tạo nên một chiếc bánh đặc biệt chúng ta sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức.Việc gói bánh chưng không hề đơn giản như các bạn nghĩ đâu nhé !

Bánh Chưng
Mình sẽ chia sẻ với các bạn!
Cách gói tay không thông thường như sau:

  • Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập.
  • Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.
  • Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
  • Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.
  • Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh.
  • Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt.
  • Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ.
  • Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông.
  • Tiếp tục gấp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay.
  • Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.
  • 2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Sau khi gói xong những chiếc bánh sẽ được xếp gọn gẽ trong chiếc nồi to chuyên dụng và được luộc trong trạng thái nước sôi liên tục tầm 10-12 giờ chúng ta sẽ được sản phẩm là những chiếc bánh ngon tuyệt
Bánh Chưng

Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.

>>>>>>Xem thêm : Tem Chống Hàng giả tại hà nội

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *