60 triệu người nông dân điêu đứng than khóc phân bón giả
Phân bón giả đang là vấn đề khiến người nông dân sống dở chết dở.Mùa màng bết bát,lỗ vốn đến phá sản.Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ vấn đề nhé.
Trong khi hàng triệu nông dân điêu đứng, phá sản, khóc ròng vì phân bón giả, phân bón kém chất lượng thì hàng ngày, hàng nghìn tấn phân bón loại này vẫn được tuồn ra thị trường” – ông Trần Hùng – Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) bức xúc nói trong cuộc họp với lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) và cho biết, cùng với các lực lượng chức năng, QLTT sẽ nỗ lực hơn nữa để “làm sạch” thị trường phân bón trong cả nước.
Tình hình phân bón giả tràn lan.
Trong 3 đợt kiểm tra trong năm 2017, lực lượng QLTT đã kiểm tra 2.537 vụ; xử lý 1.091 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính gần 8,6 tỷ đồng; tịch thu, tiêu huỷ hàng chục nghìn tấn phân bón giả” – ông Hùng thông báo và cho biết thêm, lực lượng chức năng cũng đã chuyển cơ quan Công an điều tra xử lý một số vụ có dấu hiệu tội phạm.
Cũng qua công tác kiểm tra, xử lý trong năm 2017 của lực lượng QLTT, ông Trần Hùng cho biết, lực lượng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt, với danh mục hơn 14 nghìn sản phẩm phân bón đang được phép lưu thông thì việc lấy mẫu, gửi kiểm định mẫu rất phức tạp. Hơn thế, công tác này cần có kinh phí, trong khi kinh phí cấp cho các Chi cục QLTT rất hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến việc lấy mẫu, thử nghiệm để có kết quả phục vụ cho công tác xử lý.
Xem thêm : Tem chống hàng giả
Mới đây nhất vụ việc Công ty CP SX&TM Thuận Phong .
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về việc xác định hàng giả, Bộ Tư pháp cho rằng, hành vi sản xuất 19 loại phân bón (đã được giám định 02 lần) của Công ty CP SX&TM Thuận Phong là hành vi sản xuất phân bón giả” – đây là nội dung quan trọng được Bộ Tư pháp nêu trong văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ liên quan đến vụ việc tại Công ty Thuận Phong.
Cụ thể, lần thứ nhất do Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thực hiện theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra liên ngành – Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai với kết quả (tại Thông báo kết quả giám định số 0113/N3.15/TĐ ngày 28/5/2015), trong tổng số 29 mẫu phân bón được giám định có 19 mẫu có kết quả không phù hợp với mức tương ứng (hàm lượng chất chính đều dưới 70% so với tiêu chuẩn chất lượng đăng ký).
Lần giám định thứ 02 do Công ty SGS Việt Nam và Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Đông Nam bộ thực hiện theo yêu cầu của Công ty Thuận Phong cho kết quả, trong số 19 mẫu phân bón mà kết quả giảm định lần 01 khẳng định là “không phù hợp với mức tương ứng” thì có tới 17 mẫu có kết quả thử nghiệm thấp hơn kết quả thử nghiệm lần 01.
Trách nhiệm thuộc về ai.
Trách nhiệm không chỉ của Bộ Công Thương mà Bộ NN&PTNT cũng ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình trong quản lý ngành sản xuất, kinh doanh phân bón” – ông Trung nói và cho biết, hiện cả nước có 14.174 sản phẩm phân bón, trong đó, phân bón vô cơ chiếm 94,7%, còn lại là phân bón hữu cơ. Ngoài ra, hiện có 735 nhà máy sản xuất phân bón vô cơ với công suất đạt 29,5 triệu tấn, thêm khoảng 4 triệu tấn phân bón vô cơ nhập khẩu (chưa tính khoảng 2 triệu tấn phân bón hữu cơ sản xuất trong nước), như thế, khối lượng công việc quản lý, kiểm tra của các cơ quan chức năng là rất lớn.
Trước tiên người nông dân nên bảo vệ chính mình.
Để bảo vệ quyền lợi của chính mình,người nông dân nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh mua phải sản phẩm phân bón giả.Luôn luôn lựa chọn các sản phẩm của công ty sản xuất phân bón uy tín.
Tích cực tìm hiểu nghiên cứu rõ các mẫu mã chuyên dụng để có thể dễ dàng phân biệt cũng như phát hiện các sản phẩm hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng.
Xem thêm >>> Tem chống hàng giả bộ công an